Giá tham khảo: 100.000 ₫ - 300.000 ₫
Mẫu áo thun Cheerleading của các bạn trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trước ngực in dòng chữ Sharks blue team, sau lưng áo in dòng chữ Sharker Cheerleading và hình ảnh các bạn đang nhảy cổ động.
Mẫu áo thun đồng phục Cheerleading của các bạn trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trước ngực in dòng chữ Sharks blue team, sau lưng áo in dòng chữ Sharker Cheerleading và hình ảnh các bạn đang nhảy cổ động.
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI 55 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1957 – 1975
Trường trung học Mạc Đĩnh Chi được thành lập năm 1957. Trước 30/4/1975 trường trung học Mạc Đĩnh Chi là một trong những ngôi trường công nổi tiếng của Sài Gòn thu nhận học sinh gồm cả hai bậc học “Trung học đệ nhất cấp” và “Trung học đệ nhị cấp”.
Từ năm 1957 đến 1975 trường dưới sự lãnh đạo của các thầy hiệu trưởng: Thầy Đỗ Văn Trần (1957-1959), Thầy Nguyễn Hữu Văn (1959-1963), Thầy Vũ Đức Thịnh (1963-1969), Thầy Lý Di (1969-1975).
Trường Mạc Đĩnh Chi thời kỳ này ngòai việc dạy và học giỏi còn có truyền thống rất nổi bật trong các họat động phong trào, họat động xã hội, văn nghệ – thể dục thể thao. Đội tuyển túc cầu (bóng đá) nam sinh của trường năm 1963 đã đạt giải nhì toàn quốc. Học sinh của trường hình thành một đội chuyên về ca, múa, kịch…Các tiết mục “Hội nghị Diên Hồng”, “Những dòng sông lịch sử”, Con đường cái quan, Hòn vọng phu, vũ khúc Duyên Tơ Hồng, Kim Vân Kiều, Hai Bà Trưng đạt giải cao trong hội thi văn nghệ lúc bấy giờ.
GIAI ĐOẠN 1975 – 2000
Ngày 30/4/1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong không khí tưng bừng, vui tươi, phấn khởi của những tháng ngày miền Nam vừa được giải phóng, Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên cùng tập thể giáo viên, công nhân viên và học sinh nỗ lực vươn lên tổ chức tốt hoạt động dạy – học và đạt được nhiều thành tựu trong mục tiêu đào tạo, chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy qua ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX.
Năm 1978, 1979 khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, hòa nhịp cùng với tuổi trẻ thành phố lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, trong đó có 76 học sinh trường Mạc Đĩnh Chi (có cả nữ sinh ) đã xung phong, tự cắt tay mình lấy máu ký tên vào lá cờ truyền thống để ghi danh lên đường nhập ngũ. Các học sinh đã chiến đấu dũng cảm trên chiến trường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sau đó trở lại ghế nhà trường, nhưng cũng có 10 học sinh đã vĩnh viễn ra đi, anh dũng hy sinh cho Tổ quốc.
Năm 1980, 1985 trường Mạc Đĩnh Chi vinh dự 2 lần đón Đ/c Cố Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm trường. Tham gia cùng với đoàn lúc bấy giờ có Đ/c Mai Chí Thọ và Đ/c Lê Quang Vịnh. Với phong cách giản dị, thân thiện, Đ/c Tổng Bí thư đã đến thăm lớp 12C2 của Cô Đặng Thị Xuân Hường. Sau khi tham quan lớp học và lắng nghe ý kiến của Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh, Đ/c Tổng Bí thư Lê Duẩn đã họp toàn đoàn, chụp hình lưu niệm cùng với tập thể giáo viên, công nhân viên và học sinh.
Ở những năm của thập kỷ 70 và 80, khi đất nước còn thiếu thốn khó khăn, do thiếu thốn lực lượng giảng dạy nên một số thầy cô phải dạy choàng giờ, chéo môn, nhiều thầy cô phải dùng chung một bộ sách giáo khoa vì không đủ số lượng… đội ngũ giáo viên Mac Đĩnh Chi vẫn vượt qua và luôn ý thức nâng cao tay nghề thông qua các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, dự giờ thăm lớp, tự làm đồ dùng dạy học, luôn trau dồi đạo đức để luôn xứng đáng là những kỹ sư tâm hồn, những gương sáng trên bục giảng, những chiến sĩ xung kích trong mặt trận văn hóa tư tưởng.Với sự cố gắng ấy, trong nhiều năm liên tục trường Mạc Đĩnh Chi là đơn vị lá cờ đầu của ngành giáo dục thành phố năm 1980, 1981 và nhiều năm liên tục có học sinh đậu thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo viên và học sinh còn tham gia các hoạt động sản xuất cải thiện đời sống. Giáo viên chủ nhiệm cùng các em học sinh tham gia vận chuyển rơm từ Bình Trị Đông về trường để nuôi cấy nấm rơm, tham gia lột tôm tại Xí nghệp chế biến thủy sản Cầu Tre. Giáo viên bộ môn Hóa hướng dẫn học sinh kỹ thuật làm sữa đậu nành, đậu hũ. Bộ môn Sinh với mô hình vườn sinh học, trồng cây và nuôi cá trong khuôn viên trường. Tham gia các hoạt động lao động xã hội chủ nghĩa như đào kênh Lê Minh Xuân, tham gia nạo vét ao, đắp đất trong quá trình xây dựng công viên văn hóa Đầm Sen.
Trong số đội ngũ giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu, chăm chút học sinh, cũng có rất nhiều cựu học sinh Mạc Đĩnh Chi ở các thế hệ trước đã trở về trường tiếp nối sự nghiệp “trồng người” của thầy cô mình ngày trước. Vừa tỏ lòng biết ơn, vừa có cơ hội cống hiến tâm huyết, trí tuệ cho thế hệ đàn em tại nơi mình đã từng được khai sáng trí tuệ và bồi dưỡng tâm hồn. Ở đây, trong ngôi trường Mạc Đĩnh Chi, mỗi thầy cô giáo đều là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đặc biệt với thầy cô giáo chủ nhiệm, yêu cầu đó được đặt ra với mức độ cao hơn, toàn diện hơn, Thầy, Cô được sự học sinh tin tưởng, kính phục, là những người để các em chia sẻ những buồn vui, một chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống.
Từ một ngôi trường với từ 20 đến 30 lớp học thập niên 70, 80, từ thập niên 90 số lượng học sinh của nhà trường tăng lên liên tục và đến năm học 1999 – 2000 đã có đến gần 100 lớp với hơn 4000 học sinh. Để đáp ứng cho hoạt động giáo dục của nhà trường, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy được lãnh đạo nhà trường quan tâm. nhà trường trãi qua nhiều đợt tu bổ, chỉnh sửa, xây mới: 8 phòng học khu nhà dãy B, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn hóa, sinh, vật lý, trung tâm tin học, phòng bảo vệ, nâng cấp sân trường…Năm 2000 thực hiện phương án kích cầu xây mới thêm 32 phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn Quận 6 và một số quận, huyện lân cận.
Hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong thời kỳ này cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Các Thầy, Cô là bí thư chi bộ: Thầy Lê Hữu Phương (1976-1977), Cô Phạm Thị Triệu (1978-1981), Cô Nguyễn Thanh Loan (1982-1986), Thầy Nguyễn Thiện Minh (1986-1993), Thầy Lê Văn A (1993-2007) đã cùng với chi bộ lãnh đạo nhà trường ngày càng vững mạnh, chi bộ nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.
Hoạt động của tổ chức công đoàn nhà trường trong thời kỳ này được phát huy mạnh, mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng công đoàn đã vận động toàn thể công đoàn viên tham gia tích cực các hoạt động do ngành, địa phương và nhà trường phát động. Vận động thầy cô, công nhân viên nhà trường tham gia các hoạt động sản xuất cải thiện đời sống, tham gia các hoạt động lao động xã hội chủ nghĩa trong những thập niên 70, 80. Năm 1993 vận động toàn thể công đoàn viên tham gia tích cực cuộc vận động “Dân Chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách Nhiệm” Vận động công đoàn viên ủng hộ các hoạt động quyên góp quỹ vì người nghèo, quỹ tương trợ Công đoàn ngành do Sở GDĐT tổ chức. Hưởng ứng các cuộc vận động quyên góp giúp đỡ bà con vùng lũ, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, vận động hỗ trợ giáo viên, công nhân viên nhà trường gặp khó khăn. Để có được thành tích ấy là sự đóng góp của toàn thể công đoàn viên, sự nhiệt tình của Ban chấp hành công đoàn qua các thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Cô Nguyễn Thị Tố – Thư ký công đoàn (1977-1984), Cô Hứa Việt Huy – Thư ký công đoàn (1984-1993), Thầy Trần Quang Bình – Chủ tịch công đoàn (1993-1997), Thầy Nguyễn Văn Vân – Chủ tịch công đoàn (1997-2000), Thầy Trần Hữu Hạnh – Chủ tịch công đoàn (2000 – 2012).
Đoàn thanh niên với hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống cách mạng và các hoạt động văn, thể, mỹ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Học sinh Mạc Đĩnh Chi tham gia tích cực nhiều phong trào, nhiều hoạt động mang tính xã hội, nhân văn: nhịn bữa điểm tâm giúp đồng bào miền lũ, thăm hỏi kết nghĩa với đơn vị bộ đội biên phòng, nhận trách nhiệm nuôi dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng, tham gia phong trào vệ sinh làm sạch đường phố, trồng cây nhớ trường…hằng năm Đoàn trường tổ chức những buổi “Hội trại truyền thống 9-1, 26-3”. Trong nhiều năm liền Đoàn trường là một trong những đoàn cơ sở mạnh nổi bật: liên tục các năm học 1997-1998, 1998-1999, 1999-2000 Đoàn trường vinh dự đón nhận Bằng khen của BCH TWĐ TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.
Để có được những thành tích nhà trường rất đáng tự hào trong những năm tháng ấy là sự đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường. Đặc biệt là sự lãnh đạo của Cô Hiệu trưởng Phạm Thị Triệu (1975-1993), Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thiện Minh từ năm 1994, cùng với sự đóng góp của nhiều thầy cô Phó Hiệu trưởng như Thầy Lê Hữu Phương (1976-1977), Thầy Lê Thống (1976-1978), Thầy Kỷ Thanh Vân (1977-1981), Cô Phan Thị Gia (1978-1982), Cô Nguyễn Thanh Loan (1982-1992), Thầy Lê Văn A (1985-2005)
GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN NAY
Năm học 2000 – 2001 được mở ra trong không khí cả nước chào đón thiên niên kỷ mới. Cùng với chương trình đổi mới sách giáo khoa, các cuộc vận động do Bộ GDĐT và ngành giáo dục thành phố phát động đã tác động rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. Hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường từng bước khẳng định được vị trí, chất lượng giáo dục với ngành, địa phương và xã hội với những thành tích tiêu biểu sau:
+ Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT cao: Với số lượng dự thi tốt nghiệp hằng năm khối 12 của trường khoảng hơn 1000 học sinh, có năm hơn 1400 học sinh dự thi tốt nghiệp. Tính theo số lượng có thể gấp 2 hoặc 3 số lượng dự thi của các trường THPT khác trên địa bàn thành phố.
NĂM HỌC
2002- 2003
2003- 2004
2004-2005 2005-2006 2006- 2007
2007- 2008
2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011- 2012
Tỷ lệ tốt nghiệp 94.83% 98.58% 96.27% 99.84% 100% 100% 98.70% 99,7% 100% 100%
+ Tỷ lệ học sinh đậu vào các trường ĐH-CĐ ngày càng tăng: Bên cạnh giảng dạy chương trình theo quy định của Bộ GDĐT, nhà trường còn chú trọng nghiên cứu thêm một số tài liệu giảng dạy của các trường chuyên và nâng cao tiết ôn tập, luyện tập. Năm 2006 em Hồ Thị Ngọc Trâm lớp 12A1 đỗ thủ khoa Đại học Luật. Năm 2008 em Chung Thế Hào lớp 12A3 đỗ thủ khoa Đại học Quốc tế ( ĐHQG).
NĂM HỌC
2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011 – 2012 Chú thích Tỷ lệ đậu ĐH-CĐ 45.08% 48.00% 62.00% 64.48%
70.00%
72%
Năm 2009-2010: Hạng 153 trong tốp 200 trường có điểm thi ĐH-CĐ cao nhất nước. Năm học 2010-201: Hạng 132 trong tốp 200.
Năm học 2111 – 2012 : Hạng 122 trong tốp 200.
+ Thành tích nổi bật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi: Việc đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi được xem là một trong những hoạt động mũi nhọn trong công tác giáo dục của nhà trường hơn 15 năm qua. Để có được kết quả cao trong nhiều năm qua là sự nổ lực phấn đấu, tự trau dồi kiến thức chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện, Hội khuyến học, sự định hướng đúng đắn của ban giám hiệu và sự chuyên cần, sáng tạo trong học tập của học sinh. Công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường tiến hành một cách bài bản từ khâu giáo viên giảng dạy, tuyển chọn học sinh cũng như phương pháp học tập nên đã đạt nhiều kết quả cao, đáng khích lệ.
Năm học Học sinh giỏi quốc gia Học sinh Giỏi Thành Phố Thi Olympic 2001-2002 0 0 7 huy chương (1 vàng, 4 đồng, 2 bạc)
2002-2003 1 giải 3 7 giải (2 nhất, 5 ba)
17 huy chương (2 vàng, 9 bạc, 6 đồng)
2003-2004 0 23 giải (4 nhất, 7 nhì, 12 ba)
21 huy chương (3 vàng, 8 bạc, 10 đồng)
2004-2005 0 12 giải (1 nhất, 3 nhì, 8 ba)
26 huy chương (4 vàng, 10 bạc, 12 đồng)
2005-2006 0 22 giải (3 nhất, 6 nhì, 13 ba)
11 huy chương (2 vàng, 7 bạc, 2 đồng)
2006-2007 1 giải khuyến khích 22 giải (5 nhất, 1 nhì, 16 ba)
Không tham gia 2007-2008 0 23 giải (2 nhất, 4nhì, 17 ba)
21 huy chương (2 vàng,6 bạc, 12 đồng)
2008-2009 1 giải ba và 1 giải khuyến khích 32 giải (8 nhất, 8 nhì, 16 ba)
Thủ khoa môn Lý, Văn
23 huy chương (3 vàng, 9 bạc, 11 đồng)
2009-2010 1 giải ba 30 giải (9 nhất, 8 nhì,13 ba)
Thủ khoa môn Văn
22 huy chương (3 vàng, 8 bạc, 11 đồng)
Thủ khoa môn Văn
2010-2011 1 giải ba 35 giải (8 nhất, 17 nhì,10 ba)
22 huy chương (6 vàng, 8 bạc, 8 đồng).
2011-2012 1 giải ba và 1 giải khuyến khích 35 giải (17 nhất, 7 nhì, 11 ba)
Thủ khoa môn Địa
23 huy chương (4 vàng, 7bạc, 12 đồng).
Thủ khoa Anh Văn
+ Truyền thống giảng dạy và sức mạnh đội ngũ sư phạm nhà trường: Đội ngũ sư phạm với tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, có năng lực chuyên môn vững vàng, đều tay; có ý thức trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng nâng cao trình độ. Hiện nay nhà trường có 23 giáo viên đã và đang theo học lớp sau đại học. Trường có 8 giáo viên là lực lượng nồng cốt công tác chuyên môn trong hội đồng bộ môn của Sở. Năm 2004 trường THPT Mạc Đĩnh Chi là 1 trong 4 trường của Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ GDĐT thực hiện chương trình thí điểm phân ban nên phần lớn giáo viên của trường đã tiếp cận chương trình mới thông qua các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức và là một trong những lực lượng giảng viên nồng cốt của Sở GDĐT trong việc triển khai chương trình phân ban tại TP.HCM. Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, có năng lực chuyên môn tham gia tích cực các hoạt động nhà trường và có sự dìu dắt và kế thừa giữa lực lượng giáo viên nhiều năm kinh nghiệm với lực lượng giáo viên trẻ mới ra trường. Mặt mạnh của trường là có lực lượng tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững, có khả năng xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý chuyên môn của tổ. Nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy nhiều đối tượng học sinh. Trường còn có lực lượng dân quân tự vệ với trung đội nồng cốt gồm nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình … đóng góp nhiều trong việc gảng dạy giáo dục quốc phòng.
+ Hoạt động khoại khóa, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống: Hoạt động ngoại khóa của các tổ chuyên môn được thực hiện định kỳ gắn liền với nhu cầu học tập của học sinh. Thực hiện đầy đủ, sáng tạo nội chung chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Hướng nghiệp theo chương trình của Bộ GDĐT. Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú dưới các hình thức liên kết lớp, tiết mẫu dưới cờ, hoạt động lồng ghép, tích hợp vào nội dung giảng dạy trong một số môn học.
+ Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư, sửa chữa: Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục của nhà trường, trong những năm trở lại đây, nhà trường không ngừng đầu tư cho cơ sở vật chất. Số lượng phòng học được tăng thêm đến nay là 58 phòng, 2 phòng thí nghiệm hóa học, 2 phòng thí nghiệm vật lý, 1 phòng thí nghiệm sinh học, 5 phòng tin học, 1 phòng dạy nghề dinh dưởng, 1 phòng dạy nghề điện, 1 thư viện với nhiều đầu sách cho GV và HS nghiên cứu, 1 hội trường với 600 chổ ngồi, 2 phòng nghe nhìn. Xây mới dãy D, nâng cấp sân trước, lát gạch sân sau và lát gạch toàn bộ phòng học dãy C. Sửa chữa và mua sắm trang thiết bị phòng y tế, phòng hành chánh, phòng nghĩ giáo viên nữ. Sơn nước toàn bộ các phòng học, phòng chức năng, cùng với mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học.
Với những thành tích đóng góp cho ngành giáo dục thành phố, trong những năm qua, tập thể sư phạm nhà trường vinh vị đón nhận nhiều Cờ và Bằng khen của các cấp trao tặng, đặt biệt Bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng trường THPT Mạc Đĩnh Chi “Đã có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo NH 2008-2009 đến NH 2010-2011 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
+ Vai trò lãnh đạo của chi bộ: Chi Bộ nhà trường đã phát huy được tinh thần dân chủ, đoàn kết, nhất trí cao, đã vạch được đường lối, chiến lược phát triển đúng đắn của nhà trường, đưa nhà trường vững bước đi lên, phát triễn bền vững. Từ năm 2001 đến nay dưới sự lãnh đạo của bí thư chi bộ : Thầy Lê Văn A (1993-2007), Thầy Trần Trung Kiên (2007 đến nay) chi bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Trong nhiệm kỳ hiện tại, cấp ủy gồm Thầy Trần Trung Kiên – Bí thư chi bộ, Cô Nguyễn Thị Nga – Phó BT, Thầy Nguyễn Minh – chi ủy viên, chi bộ đã 2 năm liền 2010, 2011 đạt trong sạch vững mạnh, tiêu biểu.
Chi Bộ nhận bằng khen của Thành ủy với thành tích thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nhiều giấy khen của Quận ủy trao tặng.
+ Hoạt động tổ chức Công đoàn: Công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của CB-GV-CNV nhà trường và phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác thi đua – khen thưởng cũng như tham gia tích cực các cuộc vận động do Bộ GDĐT và ngành giáo dục thành phố phát động. Năm 1998 nhà trường phối hợp với công đoàn, là đơn vị đầu tiên triển khai thực hiện chỉ thị 30CT/TW của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện “Quy chế dân chủ cơ sở”. Nhà trường được mời báo cáo điển hình và nhận Bằng khen trong Tổng kết 5 năm thực hiện qui chế dân chủ tại cơ sở (1998-2003) do Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức. Phát động tốt các phong trào thi đua, cùng với chính quyền làm tốt công tác chăm lo đời sống, phát huy được quyền làm chủ của người lao động. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội như: quỹ vì người nghèo, quỹ tương trợ Công đoàn ngành, xây dựng nhà tình nghĩa, tương trợ giáo viên công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo giáo viên, nhân viên nghĩ hưu. Tham gia các hoạt động phong trào như: Hội thi chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 do Công đoàn ngành Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Với những đóng góp trên, công đoàn nhà trường nhận được nhiều cờ và bằng khen của các đơn vị trao tặng.
- Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2004 với thành tích “Công đoàn cơ sỡ vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc”
- 3 lần nhận cờ của Liên đoàn lao động TP.HCM NH 2001-2002, 2009-2010, 2010-2011 “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và hoạt động công đoàn cơ sở vững mạnh” và nhiều bằng khen khác.
- Cờ thi đua xuất sắc của Công đoàn giáo dục Việt Nam NH 2011 – 2012.
+ Hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên: Duy trì sinh hoạt các câu lạc bộ học tập và phát huy các hoạt động truyền thống của nhà trường như: Tổ chức “Lễ tiếp nhận Đoàn viên mới”, “Hội chợ ẩm thực”, “Trại xuân truyền thống khối 12”, ”Lễ trưởng thành và tri ân”. Tham gia chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ hè và các hoạt động xã hội như: Phong trào “Suất ăn thân thiện”, phong trào “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường”, vận động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt trong và ngoài nước, vận động học sinh khối 12 đủ tuổi tham gia hiến máu nhân đạo… Năm 2001 đến 2003, năm 2006 đến 2011: Liên tục nhiều năm liền Đoàn trường nhận Bằng khen của BCH TWĐ TNCS HCM “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học”
+ Hoạt dộng của các tổ chức trong trường: Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu học sinh, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu giáo chức là những tổ chức luôn đồng hành cùng với nhà trường trong công tác giáo dục. Trong nhiều năm qua, các tổ chức hội trên đã hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong công tác mua sắm cơ sở vật chất, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, công tác miễn giảm và trao tặng hằng ngàn xuất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với những thành tích trên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội khuyến học nhà trường vinh dự nhận Bằng khen của UBND TP.HCM, giấy khen của Sở GDĐT TPHCM trong năm 2011, 2012.
Số tiền quyên góp của Ban đại diện, Hội khuyến học của nhà trường từ năm 2001 trở lại đây:
Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Ban đại diện CMHS 249,970 336,735 380,380 380,000 406,430 409,440 455,620 447,150 580,700 560,400 Hội khuyến học 94,205 110,122 148,352 160,748 220,363 Đơn vị tính ngàn đồng
Để có được những thành quả trên là sự phấn đấu vươn lên của cả tập thể sư phạm, sự đóng góp của các thế hệ thầy cô giáo, sự hỗ trợ các các tổ chức đoàn thể, tổ chức hội trong và ngoài nhà trường, sự hỗ trợ của các thế hệ cựu học sinh cùng với sự lãnh đạo tâm huyết của nhiều thế hệ thầy cô cán bộ quản lý: Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thiện Minh (1993-2005), Thầy Hiệu trưởng Lê Văn A (2005-2007), Thầy Hiệu trưởng Trần Trung Kiên (2007 đến nay) cùng với các thầy, cô phó Hiệu trưởng: Thầy Hà Văn Vy (1999-2012), Cô Phùng Thị Nguyệt Thu (2005 – 2012), Thầy Bùi Trí Hiệp (2005 đến nay).
Từ những kết quả trên có thể nhận ra, sau 55 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Mạc Đĩnh Chi ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Là địa chỉ đào tạo được phụ huynh và học sinh rất quan tâm, tín nhiệm và lựa chọn. Nhà trường luôn kiên trì mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng khối đoàn kết cao, vun đằp tình thầy – trò, tình bằng hữu qua bao thế hệ. Truyền thống tốt đẹp này của nhà trường tiếp tục được giữ gìn và phát triển, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới – giai đoạn của nền kinh tế tri thức, để luôn xứng đáng với ngôi trường mang tên danh nhân văn hóa Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
Colors | |
---|---|
Size | |
Types | |
Materials |
3 đánh giá cho Áo thun CHEERLEADING – THPT Mạc Đĩnh Chi
- Bạn có thể giặt bằng máy giặt ở chế độ giặt nhẹ và nước giặt có nhiệt độ không quá 30°C
- Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy khi giặt sản phẩm vì chất tẩy sẽ làm bạc màu của sản phẩm nhanh chóng.
- Ủi ở nhiệt độ không quá 110°C để bảo quản hình in không bị bóng tróc
- Không sấy khô bằng máy với các áo có hình in.
- Không sử dụng máy giặt khô.
Related Products
-
Áo thun lớp 11A10 – THPT Yên Mỹ
Được xếp hạng 5.00 5 sao -
Áo thun Flame 21 White
Được xếp hạng 5.00 5 sao -
Áo thun mùa Halloween – Áo thun Ma Quỷ H10
Được xếp hạng 5.00 5 sao
Tees Care –
TEES là 1 thương hiệu đồng phục hoạt động với tiêu chí chú trọng chất lượng sản phẩm hơn là số lượng sản phẩm bán ra do đó dòng khách hàng của TEES ngày càng được nâng cao và tập trung hơn. Các bạn có điều gì chưa hài lòng về TEES có thể gửi đánh giá cho TEES để TEES ngày càng hoàn thiện hơn. Chúc các bạn có được mẫu áo ưng ý từ Áo Thun TEES.
Olivia Tivey –
Sửa thành mẫu của mình được không shop ?
Tees Care –
Được bạn ơi, chỉ là số lượng tối thiểu là 10 áo thì TEES mới nhận làm.
Lillian Davis –
Áo đẹp quá bạn ơi
Tees Care –
nếu bạn cần đặt áo lớp thì liên hệ Tees ngay nha.