Áo thun với thành phần chính là cotton, spansex (thun), poliester, với các kiểu dệt đặc biệt, áo thun rất khó ủi phẳng như áo sơ mi, việc chỉnh nhiệc độ không hợp lý cũng làm xuất hiện tình trạng “ủi mãi không phẳng” hoặc tệ hơn là làm chảy vải, hỏng bề mặt vải…
BƯỚC 1. CHỈNH NHIỆT ĐỘ THÍCH HỢP
Xác định chính xác thành phần áo, và điều chỉnh tới nhiệt độ thích hợp là khâu quan trọng nhất để ủi áo thun. Hầu hết áo thun đồng phục hay mua shop sản xuất tại Việt Nam có nhãn mác ghi 100% cotton, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, bạn có thể làm một phép thử đơn giản với áo thun và nước để chỉnh nhiệt độ thích hợp trên bàn ủi:
Cách làm: Nhỏ một giọt nước lên áo thun và quan sát
BƯỚC 2. LUÔN ỦI MẶT TRONG CỦA ÁO TRƯỚC
BƯỚC 3. ỦI MẶT NGOÀI VỚI NHIỆT ĐỘ THẤP HƠN 1 NẤC
Mặt ngoài áo thun có rất nhiều lông tơ nhỏ và mịn, nhiệt độ bàn ủi rất dể làm cháy lớp lông này, nếu có thể, chỉ nên ủi mặt trong của áo. Bạn cũng lưu ý là tuyệt đối không ủi lên các hình in-thêu có trên áo nếu không muốn làm hỏng các họa tiết này.
BƯỚC 4. GIẶT KHÔNG VẮT
Có một cách để áo thun ít nhăn đó là khi giặt, bạn để nguyên nước và đem phơi, lúc áo thun khô sẽ trông thẳng tự nhiên, lúc này, nếu phải ủi, bạn chỉ phải ủi một số chỗ nhăn cứng đầu như mép áo, tà áo mà thôi.
Bàn ủi tốt nhất để ủi áo thun là bàn ủi hơi nước,nếu bàn ủi thườn vẩn có thể ủi được nhưng bạn cần ủi nhanh và đều tay vì áo thun rất dể bị chảy sệ khi tiếp xúc quá lâu với bề mặt bàn ủi quá nóng.